Warning: Undefined array key 1 in /www/wwwroot/tienichit.com/wp-content/themes/jnews/class/ContentTag.php on line 86
Warning: Undefined array key 1 in /www/wwwroot/tienichit.com/wp-content/themes/jnews/class/ContentTag.php on line 86
Warning: Undefined array key 1 in /www/wwwroot/tienichit.com/wp-content/themes/jnews/class/ContentTag.php on line 86
Warning: Undefined array key 1 in /www/wwwroot/tienichit.com/wp-content/themes/jnews/class/ContentTag.php on line 86
Hãy cùng tienichit.com tìm hiểu về Công thức lãi kép và lãi đơn trong Excel.
Lãi kép là một trong những khái niệm cơ bản trong ngành tài chính, ngân hàng và là một trong những công cụ để bạn đánh giá kết quả của sự đầu tư.
Nếu như bạn đang băn khoăn không biết chính xác công thức cũng như cách tính lãi kép như thế nào thì trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu bản chất của công thức tính lãi kép và công thức sử dụng trong Excel. Mời các bạn cùng theo dõi!
Mục Lục
Lãi kép và chi tiết công thức tính lãi suất kép
Lãi suất kép là gì?
Để hiểu khái niệm lãi kép, các bạn hãy cùng xem hai ví dụ dưới đây.
Ví dụ: Bạn có khoản tiền 1.000.000.000vnđ rảnh rỗi và muốn gửi vào ngân hàng trong 1 năm để hưởng tiền tiết kiệm với lãi suất 10%/tháng. Ngân hàng VCB đưa ra 02 phương án để lựa chọn như sau:
- PA1: Hàng tháng, VCB trả lãi cho khoản tiền tiết kiệm và admin lấy lãi khoản đầu tư của mình vào ngày cuối cùng mỗi tháng.
- PA2: Tiền lãi hàng tháng được cộng dồn vào khoản tiền tiết kiệm làm căn cứ để tính lãi cho tháng tiếp theo. Cả tiền gốc và tổng lãi sẽ được VCB thanh toán khi hết thời hạn gửi tiết kiệm (sau 1 năm).
Theo đó, phương án 1 gọi là tính lãi đơn và phương án 2 là tính lãi kép. Do ưu điểm của lãi kép so với lãi đơn nên ngày nay, các nhà đầu tư đều lựa chọn phương án đầu tư tính theo lãi kép.
Lên đầu trang ↑
Công thức tính lãi suất kép
Chúng ta sẽ xây dựng công thức tổng quát cho phương thức tính lãi kép.
Giả sử, nhà đầu tư (NĐT) X có một khoản tiền N 0 muốn đầu tư trong n năm với lãi suất i%/năm theo phương thức tính lãi kép:
- Sau năm thứ 1: Tổng tiền lãi và gốc của NĐT X là N 0 + N 0 x i% = N 0 (1+i%)
- Sau năm thứ 2: Tổng tiền lãi và gốc của NĐT X là N 0 (1+i%) + N 0 (1+i%) x i% = N 0 (1+i%) 2
- ….
- Sau n năm: Tổng lãi và gốc là N 0 (1+i%) n
Do đó, công thức tổng quát để xác định giá trị khoản đầu tư tại thời điểm bất kỳ là :
FV = PV * (1 + i)>n
Với:
- PV – giá trị ban đầu (tiền gốc) của khoản đầu tư hay chính là N 0trong ví dụ trên
- i – lãi suất trong từng thời kỳ
- n – số kỳ đầu tư
Công thức tính lãi kép trong Excel
Excel sử dụng hàm FV để tính toán giá trị khoản đầu tư:
Cú pháp:
=FV(rate, nper, pmt [, pv] [, type])
Với:
- Rate : Lãi suất của mỗi kỳ (tính theo năm). Nếu có lãi suất không phải theo năm, bạn cần quy đổi về lãi suất năm.
- Nper : Tổng số kỳ phải trả lãi (tính theo năm). Nếu kỳ tính lãi là các đơn vị khác, bạn cần quy đổi về đơn vị năm.
- Pmt : Số tiền chi trả (hoặc gửi thêm vào) trong mỗi kỳ. Nếu pmt = 0 thì bắt buộc phải có pv
- Pv : Giá trị hiện tại của khoản đầu tư. Nếu bỏ qua pv, trị mặc định của pv sẽ là 0, và khi đó bắt buộc phải cung cấp giá trị cho pmt
- Type : Hình thức tính lãi:
= 0 : Tính lãi vào cuối mỗi kỳ (mặc định)
= 1 : Tính lãi vào đầu mỗi kỳ tiếp theo
Lưu ý: Tất cả các đối số thể hiện dòng tiền “ra” (gửi tiết kiệm, mua trái phiếu…) cần thể hiện dưới dạng số âm; còn các đối số thể hiện dòng tiền “vào” (tiền lãi đã rút trước, lợi tức nhận được…) cần thể hiện dưới dạng số dương.
Ví dụ: Một người gửi vào ngân hàng $1.00.000 với lãi suất 7% một năm. Trong các năm sau, mỗi năm người đó gửi thêm vào $10.000, trong 5 năm. Vậy khi đáo hạn (5 năm sau), người đó sẽ có được số tiền là bao nhiêu?
= FV(7%,5,-10000,-1000000,1) = $1.464.084,64
Vì mỗi năm người đó gửi thêm $10.000 nên số lãi gộp phải tính vào đầu mỗi kỳ tiếp theo thì mới chính xác. Do đó, chúng ta cần sử dụng Type = 1.
Lên đầu trang ↑
Ví dụ minh họa với Excel
Giả sử bạn đầu tư $100.000 với lãi suất 0.5%/tháng trong 5 năm theo phương thức tính lãi kép từng tháng. Bạn cần biết, sau 5 năm, giá trị mình nhận được là bao nhiêu?
Trước tiên, bạn cần quy đổi các thông tin về cùng đơn vị.
- PV: $100.000
- i% = 0.5% x 12 (tháng) = 6%/năm
- n: 5 (năm)
Sau đó, các bạn sử dụng các thông tin này và nhập vào Excel để tính toán như sau:
Như các bạn thấy tại cột B, tiền lãi mà nhà đầu tư nhận được năm sau đều cao hơn năm trước. Đây chính là ưu điểm của lãi kép khiến các nhà đầu tư thông thái đều lựa chọn hình thức này.
File ví dụ minh họa, các bạn có thể download thông qua các đường dẫn dưới đây:
- Box.com
- Mega
Lên đầu trang ↑
Lời kết
Như vậy chúng tôi đã giới thiệu với các bạn về lãi kép cũng như cách tính lãi kép trong Excel. Hi vọng các bạn thấy được ưu điểm và lựa chọn được phương án tối ưu cho khoản đầu tư của mình. Và đừng quên chia sẻ với chúng tôi nếu như bạn có thắc mắc nào trong khi theo dõi nội dung trong bài viết này ở phần bình luận dưới nhé!
Chúc bạn thành công!
Từ khóa: Công thức lãi kép và lãi đơn trong Excel ; Công thức lãi kép và lãi đơn trong Excel ; Công thức lãi kép và lãi đơn trong Excel