Tiện Ích IT
  • Thủ thuật internet
  • Tin học văn phòng
  • Đời Sống
  • Khoa học
  • Là gì
  • Font chữ đẹp
  • Review
  • Thủ thuật internet
  • Tin học văn phòng
  • Đời Sống
  • Khoa học
  • Là gì
  • Font chữ đẹp
  • Review
No Result
View All Result
Tiện Ích IT
No Result
View All Result
Home Thủ thuật internet

Cách sửa lỗi laptop không kết nối được wifi

Tiện Ích IT by Tiện Ích IT
Tháng Mười Hai 5, 2020
in Thủ thuật internet
0
0
SHARES
36
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Hãy cùng tienichit.com tìm hiểu về Cách sửa lỗi laptop không kết nối được wifi.

Laptop không kết nối được Wifi có thể do rất nhiều nguyên nhân, và do đó cũng có nhiều cách để sửa lỗi. Nếu laptop không vào được Wifi bạn có thể thử những cách dưới đây để khắc phục tình trạng này. 

Mục Lục

  • Sửa lỗi laptop không bắt được Wifi
  • 1. Khởi động lại laptop hoặc khởi động lại bộ phát WiFi
  • 2. Kiểm tra xem Wifi có bị tắt không, chế độ máy bay có bật không?
  • 3. Kiểm tra cài đặt mạng trong Control Panel
  • 4. Xóa mạng WiFi và kết nối lại
  • 5. Làm mới địa chỉ IP
  • 6. Gán địa chỉ IP tĩnh
  • 7. Tắt chế độ tiết kiệm Pin
  • 8. Quét virus toàn bộ máy tính
  • 9. Điều chỉnh vị trí đặt WiFi
  • 10. Cài lại Windows trên máy tính

Sửa lỗi laptop không bắt được Wifi

1. Khởi động lại laptop hoặc khởi động lại bộ phát WiFi

Giải pháp đầu tiên tienichit.com đưa ra là bạn hãy khởi động lại laptop hoặc bộ phát WiFi (router) của mình. Bạn hãy luôn nghĩ tới cách này đầu tiên mỗi khi gặp phải lỗi trên máy tính, vì nó giải quyết được khá nhiều lỗi vặt. Lý do là vì đôi khi máy tính hoạt động lâu gây ra lỗi file, hoặc xung đột phần mềm trong khi sử dụng.

Bộ phát WiFi cũng tương tự, có thể do bạn sử dụng lâu ngày dẫn đến các trục trặc nhỏ. Ngắt kết nối nguồn trong vài phút rồi cắm lại xem có khắc phục được không. 

Nếu không thấy có tác dụng thì theo dõi các giải pháp tiếp theo nhé.

2. Kiểm tra xem Wifi có bị tắt không, chế độ máy bay có bật không?

Trên laptop thường có nút bật tắt nhanh wifi, thường nằm kèm với các phím Fn, bạn có thể vô tình ấn nhầm vào nút đó, khiến laptop không vào được wifi. Hãy nhấn nút bật/tắt wifi trên bàn phím và xem laptop đã bắt được wifi chưa?

Xem thêm:  Cách chỉnh khoảng cách dòng hoặc giãn dòng trong Word
Phím bật/tắt nhanh Wifi trên bàn phím
Phím bật/tắt nhanh Wifi trên bàn phím

Trên Windows 10, bạn có thể kích hoạt chế độ máy bay để ngắt nhanh tất cả các kết nối khi cần hoặc khi sử dụng trên máy bay. Hãy thử kiểm tra xem chế độ máy bay trên laptop có bật không, bằng cách nhấp vào trung tâm thông báo, và kiểm tra biểu tượng chế độ máy bay.

Kiểm tra chế độ máy bay (Airplane mode)
Kiểm tra chế độ máy bay (Airplane mode)

3. Kiểm tra cài đặt mạng trong Control Panel

Bạn vào Control Panel > Network and Sharing Center > Change adapter settings > tìm mạng wifi.

Chọn Change adapter settings
Chọn Change adapter settings

Nếu bạn thấy nó bị xám, chìm xuống, hãy nhấp chuột phải vào đó và chọn Enable để bật lại mạng Wifi.

Bật lại wifi nếu nó bị tắt
Bật lại wifi nếu nó bị tắt

Ngoài ra, nếu mạng Wifi bị x đỏ, bạn có thể thử chuột phải vào nó, chọn Disable, chờ một xíu, sau đó lại chuột phải và chọn Enable lại, đôi khi cách này có thể hữu ích.

4. Xóa mạng WiFi và kết nối lại

Cách này thường áp dụng khi kết nối WiFi của bạn bị chấm than vàng hoặc limited.

Bước 1: Click chuột vào biểu tượng WiFi ở góc dưới bên phải thanh Taskbar để mở danh sách các mạng WiFi.

Bước 2: Từ danh sách trên, hãy xác định WiFi bạn muốn xóa và nhấp chuột phải vào. Ở menu hiện ra, bạn click chọn Forget để quên/xóa mạng này.

Click chọn Forget để quên/xóa mạng WiFi đã từng kết nối
Click chọn Forget để quên/xóa mạng WiFi đã từng kết nối

Bước 3: WiFi đó sẽ ngay lập tức bị xóa khỏi máy tính của bạn. Bây giờ hãy click vào biểu tượng WiFi và kết nối lại.

Kiểm tra xem còn lỗi hay không nhé!

5. Làm mới địa chỉ IP

Một số trường hợp gây nên lỗi không kết nối được WiFi trên laptop là do thiết bị của bạn xung đột địa chỉ IP. Trường hợp này thì bạn hãy làm mới IP, đổi sang một dải IP khác để khắc phục lỗi. Cách làm như sau:

Bước 1: Mở Command Prompt, đầu tiên bạn nhập cmd vào khung Seach Start Menu hoặc trên thanh Taskbar, sau đó kích chuột phải vào Command Prompt chọn Run as administrator.

Nếu bạn dùng Windows 10 với các phiên bản mới nhất thì nút Run as administrator sẽ hiện ngay khi bạn search ra Command Prompt.

Xem thêm:  5 cách siêu dễ thêm phụ đề, caption vào video
Mở Command Prompt trong Windows 10 phiên bản mới
Mở Command Prompt trong Windows 10 phiên bản mới

Click chọn Yes nếu trên màn hình xuất hiện thông báo User Account Control.

Bước 2: Trên cửa sổ Command Prompt, nhập lệnh dưới đây vào rồi nhấn Enter để xóa IP cũ đang bị lỗi:

ipconfig /release
Nhập lệnh vào cửa sổ Command Prompt
Nhập lệnh vào cửa sổ Command Prompt

Bước 3: Gõ tiếp lệnh sau để máy tính nhận dải IP mới:

ipconfig /renew

Bước 4: Khởi động lại máy tính để hệ thống ghi nhận thay đổi.

6. Gán địa chỉ IP tĩnh

Vẫn là vấn đề do xung đột IP, trùng địa chỉ với một thiết bị khác trong mạng LAN, điều này sẽ làm một trong hai máy mất mạng hoặc cả 2 đều mất. Vậy nên bạn hãy thử gán một địa chỉ IP tĩnh cho mạng của mình luôn.

tienichit.com đã có bài hướng dẫn đổi IP tĩnh cho máy tính rồi, bạn tham khảo thêm ở đây nhé: Cách gán địa chỉ IP tĩnh trong Windows 7, 8, 10, XP hoặc Vista

7. Tắt chế độ tiết kiệm Pin

Chế độ tiết kiệm pin trên máy tính cũng đã được tìm hiểu là một trong những nguyên nhân khiến máy tính bị lỗi không kết nối được WiFi trên laptop. Vì vậy, bạn thử tắt chế độ này đi xem có khắc phục được không nhé.

Bước 1: Mở cửa sổ lệnh Run bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows+R.

Bước 2: Tại đây bạn nhập lệnh sau rồi click chọn OK.

ncpa.cpl
Gõ lệnh ncpa.cpl trong cửa sổ lệnh Run rồi nhấn OK
Gõ lệnh ncpa.cpl trong cửa sổ lệnh Run rồi nhấn OK

Bước 3: Trên màn hình xuất hiện cửa sổ Network Connection. Tại đây bạn kích chuột phải vào WiFi đang sử dụng, chọn tùy chọn Properties.

Kích chuột phải vào adapter mà bạn sử dụng, chọn tùy chọn Properties
Kích chuột phải vào adapter mà bạn sử dụng, chọn tùy chọn Properties

Bước 4: Tại dòng Client for Microsoft Networks, bạn nhấn chọn Configure…

Chọn Configure... tại dòng Client for Microsoft Networks
Chọn Configure… tại dòng Client for Microsoft Networks

Chuyển sang tab Power Management và đảm bảo bỏ chọn mục Allow the computer to turn off this device to save power.

Bỏ chọn Allow the computer to turn off this device to save power trong tab Power Management
Bỏ chọn Allow the computer to turn off this device to save power trong tab Power Management

Bước 5: Click chọn OK và đóng Wi-Fi Properties.

Nếu Wifi vẫn ngắt kết nối, bạn thực hiện tiếp theo giải pháp dưới đây.

8. Quét virus toàn bộ máy tính

Đây được coi là lý do phổ thông nhất gây tình trạng không thể kết nối được mạng WiFi trên laptop. Nguyên nhân chủ yếu là do bạn truy cập các trang web chứa mã độc và sử dụng các phần mềm crack không an toàn nhưng lại không có chương trình diệt virus để bảo vệ máy tính.

Xem thêm:  Sửa lỗi trình duyệt Google Chrome không gõ được Tiếng Việt

Bạn có thể khắc phục bằng cách sử dụng một chương trình diệt virus đáng tin cậy để quét toàn bộ hệ thống.

Tham khảo danh sách những phần mềm diệt virus tốt nhất tại: Phần mềm diệt virus tốt nhất cho Windows hiện nay

9. Điều chỉnh vị trí đặt WiFi

Trong phòng khách tín hiệu WiFi căng sóng nhưng chuyển sang phòng khác thì mất tín hiệu là hiện tượng khá phổ biến. Nguyên nhân thì có nhiều, điện thoại không dây và các thiết bị sử dụng băng tần 2.4GHz có thể gây nhiễu.

Ngoài ra các tấm gương kính trong phòng cũng là một nguyên nhân. Vì thế, cần kiểm tra lại các đồ vật bên cạnh máy tính, kiểm tra ăng-ten bên ngoài router và cũng kiểm tra các bản cập nhật firmware cho router.

10. Cài lại Windows trên máy tính

Nếu các cách trên đều không thể sửa lỗi thì có thể bạn sẽ phải cài đặt lại Windows từ đầu để khắc phục sự cố này. Yên tâm là giải pháp này sẽ không làm mất các dữ liệu trên máy tính của bạn. Tuy nhiên, để chắc chắn hơn, bạn vẫn nên sao chép nội dung các thư mục và chuyển sang ổ cứng gắn ngoài.

Quá trình này sẽ thiết lập lại toàn bộ cài đặt PC, nó giống như việc khôi phục cài đặt gốc chỉ khác là vẫn sẽ giữ các tệp của bạn.

Bạn tham khảo cách làm ở đây nhé: Reset Windows 10 về trạng thái ban đầu

Bên cạnh đó cũng có thể do một số trình duyệt bị lỗi, do đó hãy thử với tất cả trình duyệt trên máy của bạn. Card WiFi bị lỗi cũng là một nguyên nhân khiến cho máy tính mất mạng. Lúc ấy thì bạn mang laptop ra ngoài hàng để sửa chữa và thay thế nhé.

Trên đây là một số cách khắc phục lỗi laptop không kết nối được WiFi. Nếu còn cách làm nào hiệu quả hơn, hãy chia sẻ với tienichit.com bằng cách comment dưới bài viết nhé.

Chúc bạn thành công!

Từ khóa: Cách sửa lỗi laptop không kết nối được wifi, Cách sửa lỗi laptop không kết nối được wifi, Cách sửa lỗi laptop không kết nối được wifi, Cách sửa lỗi laptop không kết nối được wifi

Previous Post

Cách khắc phục lỗi ứng dụng Photos không hoạt động trên Windows 10

Next Post

Cách khắc phục Windows 10 Taskbar không ẩn khi phóng to màn hình

Tiện Ích IT

Tiện Ích IT

Tienichit.com cung cấp những kiến thức về internet cho cuộc sống dễ dàng hơn. Tiện ích IT giúp bạn thêm nhiều kiến thức.

Related Posts

cách không cho người khác tag mình trên facebook
Thủ thuật internet

Cách không cho người khác tag mình trên facebook thành công 100%

Tháng Mười Hai 1, 2022
Cách bỏ cảnh báo “Open File – Security Warning” trên Windows 10
Thủ thuật internet

Cách bỏ cảnh báo “Open File – Security Warning” trên Windows 10

Tháng Mười Hai 1, 2022
Cách chuyển Cad sang Word, PDF, Excel
Thủ thuật internet

Cách chuyển Cad sang Word, PDF, Excel không bị lỗi font

Tháng Mười Hai 1, 2022
avast có tốt không
Thủ thuật internet

Avast có tốt không? Và những ưu nhược điểm của Avast

Tháng Mười Hai 1, 2022
Cấu hình chơi PUBG Mobile trên điện thoại và máy tính mới nhất
Thủ thuật internet

Cấu hình chơi PUBG Mobile trên điện thoại và máy tính mới nhất

Tháng Mười Hai 1, 2022
ctrl + shift
Thủ thuật internet

Tổ hợp Ctrl + Shift + Esc, CMD, Run

Tháng Mười Hai 1, 2022
Số tổng đài Zalo
Thủ thuật internet

Số điện thoại tổng đài Zalo 1900561558 hỗ trợ miễn phí

Tháng Mười Hai 1, 2022
Tích chọn dòng Use the following DNS server addresses, sau đó nhập DNS
Thủ thuật internet

DNS Viettel 2023 – Các DNS tốt nhất cho mạng Viettel giúp lướt web nhanh, không bị chặn

Tháng Mười Hai 1, 2022
Next Post
Cách khắc phục Windows 10 Taskbar không ẩn khi phóng to màn hình

Cách khắc phục Windows 10 Taskbar không ẩn khi phóng to màn hình

Bài Viết Mới Nhất

Tải Font Designors Việt hóa

Tải Font Designors Việt hóa – Font cổ trang ấn tượng

Tháng Mười Một 2, 2023
Font chữ thư pháp

Top 10 font chữ thư pháp đẹp kèm link tải chi tiết

Tháng Mười Hai 1, 2022
Font chữ script việt hoá

Download Tải 50+ Font Script Việt Hóa Đẹp Nhất

Tháng Mười Hai 1, 2022
Bộ font chữ hàn quốc

Tổng hợp 200+ Font chữ Hàn Quốc trong Word đẹp nhất

Tháng Mười Hai 1, 2022
font việt hóa iciel

Download trọn bộ 186+ font Việt hóa Iciel miễn phí

Tháng Mười Hai 1, 2022
Font Sans serif Việt hóa

Download 20+ Font‌ ‌Sans‌ ‌Serif‌ ‌Việt‌ ‌hóa‌ ‌đẹp nhất

Tháng Mười Hai 1, 2022
12 giờ trưa là AM hay PM trong tiếng Anh?

12 giờ trưa là AM hay PM trong tiếng Anh?

Tháng Mười Hai 1, 2022
Tiện Ích IT

Tiện ích IT cung cấp những kiến thức về internet cho cuộc sống dễ dàng hơn. Tiện ích IT giúp bạn thêm nhiều kiến thức. Xem ngay nhé!

Đối Tác: betvisa bsports

Danh mục bài viết

  • Đời Sống
  • Font chữ đẹp
  • Khoa học
  • Là gì
  • Review
  • Thủ thuật internet
  • Tin học văn phòng

Theo dõi chúng tôi

  • Giới thiệu
  • Chính sách bảo mật
  • Liên hệ

Copyright © 2021, tienichit.com

No Result
View All Result
  • Chính sách bảo mật – tienichit.com
  • Contact – Liên hệ hợp tác với tienichit.com
  • Giới thiệu về tienichit.com
  • Tiện ích IT: kiến thức internet cho cuộc sống

Copyright © 2021, tienichit.com