Hãy cùng tienichit.com tìm hiểu về Cách xử lý kiến hoặc côn trùng chui vào tai.
Nếu chẳng may bị côn trùng chui vào tai, bạn có thể phải đối mặt với tình trạng tai chảy nước, thậm chí chảy máu do côn trùng gây trầy xước, rách màng nhĩ, nhất là côn trùng sống to có càng hay ngạnh sắc bén như dế, gián, cào cào. Chưa hết, việc vô tình khiến côn trùng chui vào tai không được sơ cứu kịp thời có thể dẫn đến những bệnh về tai
Khi bị kiến hay bất kỳ loài côn trùng nào chui vào tai chắc chắn cũng đều sẽ gây ra cho bạn cảm giác đau khó chịu, đặc biệt khi trẻ sơ sinh bị côn trùng chui vào tai sẽ quấy khóc liên tục và đó cũng chính là lúc bạn phải thật bình tĩnh để tìm cách xử lý.
cách xử lý khi bị kiến,côn trùng chui vào tai cho trẻ và người
Nếu phát hiện kiến đã chết bạn có thể áp dụng một số cách sau để lấy kiến ra:
- Lắc đầu để kiến rơi ra.
- Đổ một ít nước vào ống tai để kiến rơi ra.
- Nghiêng người về bên lỗ tai có kiến để chúng rơi ra.
Ngược lại, trường hợp kiến vẫn đang còn sống, đang ngọ nguậy và làm bạn cảm thấy rất khó chịu. Bạn có thể áp dụng 1 trong 3 cách dưới đây để chữa kiến chui vào tai cho trẻ và cả người lớn vừa đơn giản lại rất hiệu quả.
Dùng dầu thực vật hoặc dầu em bé
Dùng dầu ăn hoặc dầu massage em bé là mẹo chữa kiến chui vào tai cực kỳ hiệu quả. Bạn chỉ cần nghiêng đầu về bên ngược lại, để tai bị kiến chui vào hướng lên trên, sau đó cho một ít dầu vào lỗ tai, kiến sẽ nhanh chóng bị chết ngộp, lúc này chúng sẽ bị nổi lên trên, và thoát ra khỏi lỗ tai theo dầu. Khi kiến đã ra khỏi tai, bạn chỉ cần nghiêng đầu ngược lại để dầu ra khỏi ống tai. Bạn cũng không cần phải rửa để loại bỏ dầu trong ống tai.
Đối với trẻ bị kiến chui vào tai bạn chỉ nên sử dụng dầu em bé để lấy kiến ra khỏi tai. Bạn cần phải chọn loại có độ ấm áp vừa phải, không được chọn loại quá nóng. Và đặc biệt không cho quá nhiều dầu vào tai trẻ.
Dùng rượu hoặc oxi già
Trong rượu và oxi già có lượng cồn nhất định, bên cạnh việc chữa kiến chui vào tai còn có thể sát trùng những vết thương do kiến gây ra trong ống tai. Với cách này, bạn chỉ cần dùng một miếng bông gòn nhỏ thấm rượu hoặc oxi già sau đó để miếng bông bên ngoài tai và nhỏ từng giọt vào ống tai, mùi của rượu và oxi già sẽ khiến cho kiến khó chịu và nhanh chóng chui ra ngoài.
Trường hợp đã thấy kiến chui ra ống tai, bạn có thể nhanh chóng dùng kẹp gắp kiến nhẹ nhàng để có thể loại bỏ kiến ra hẳn ngoài tai. Riêng đối với trẻ em bị kiến chui vào tai, ngoài rượu hay oxi già. Bạn có thể sử dụng một chiếc ống tiêm sạch để đưa một chút nước ấm vào trong tai. Côn trùng dù có cố thủ trong tai chắc chắn cũng sẽ tự khác bò ra.
Sử dụng ánh sáng
Biện pháp chiếu đèn sáng vào tai có thể áp dụng trong trường hợp kiến, côn trùng chui vào tai vì đa số côn trùng gặp ánh sáng sẽ hướng sáng, tự động bò ra ngoài.
Có thể lấy đèn chiếu vào tai hoặc thắp ngọn nến trước lỗ tai và theo ánh sáng đó, côn trùng sẽ chui ra khỏi tai nếu còn sống.
Một số lưu ý khi bị kiến chui vào tai
- Khi bị kiến chui vào tai cảm giác đầu tiên mà bạn cảm nhận được chính là ngứa ngáy, khó chịu. Tuy nhiên, bạn không nên cố gắng loại bỏ chúng bằng chắc chọc tăm bông vào tai. Điều này sẽ làm cho kiến đi sâu vào bên trong tai hơn, nghiêm trọng nhất có thể làm hỏng tai giữa và thủng màng nhĩ.
- Trong trường hợp đã sử dụng những cách trên nhưng vẫn không loại bỏ được kiến ra khỏi tai. Bạn không nên có những biện pháp can thiệp sâu hơn nữa mà hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa.
- Khi phát hiện tai bị chảy máu hoặc chảy dịch trong tai tuyệt đối không sử dụng bất kỳ chất xúc tác nào để kiến bò ra bởi rất có thể màng nhĩ đã bị kiến làm thủng. Lúc này, bạn nên đến bệnh viện hoặc gặp bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng để xử lý đúng cách.
Từ khóa: Cách xử lý kiến hoặc côn trùng chui vào tai, Cách xử lý kiến hoặc côn trùng chui vào tai, Cách xử lý kiến hoặc côn trùng chui vào tai, Cách xử lý kiến hoặc côn trùng chui vào tai