Cùng tienichit.com tìm hiểu về Dải Ngân hà là gì?
Dải ngân hà là gì? Nguồn gốc tên gọi dải Ngân hà? Mời các bạn tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.
Mục Lục
Dải Ngân hà là gì?
Dải Ngân hà (Milky Way) là tên riêng của một thiên hà có chứa Hệ Mặt Trời của chúng ta. Nó xuất hiện trên bầu trời như một dải sáng mờ nối từ chòm sao Tiên Hậu (Cassiopeia) ở phía bắc đến chòm sao Nam Thập Tự (Crux) ở phía nam.
Nguồn gốc tên gọi dải Ngân Hà
Tên gọi Dải ngân hà trong tiếng Việt có nguồn gốc từ Trung Quốc. Vào những đêm trời quang, dải Ngân hà trông như một dải màu trắng bạc kéo dài do rất nhiều ngôi sao tạo thành.
Thời xưa, người Trung Hoa tưởng tượng đó là một dòng sông chảy trên bầu trời đêm nên gọi nó là Ngân hà.
Điều thú vị về dải Ngân hà
- Dải Ngân Hà chia bầu trời thành hai phần xấp xỉ bằng nhau. Khoảng cách trung tâm dải Ngân Hà đến Mặt trời là khoảng 27.700 năm ánh sáng.
- Dải Ngân Hà là một thiên hà xoắn ốc có dạng hình đĩa với đường kính khoảng 100.000 năm ánh sáng, có các nhánh liên kết không chặt chẽ và có phần gần trung tâm lồi hẳn lên.
- Khối lượng của dải Ngân hà xấp xỉ 1012 khối lượng của Mặt Trời, chứa khoảng 200-400 tỷ ngôi sao (định tinh). Số lượng các hành tinh này chỉ chiếm 4% trọng lượng của dải Ngân hà, vật chất tối chiếm 85% còn lại.
- Trung tâm của dải Ngân hà là một lỗ đen siêu nặng nằm ở tâm có tên là Sagittarius A*, có khối lượng ước tính gấp khoảng 4,1 – 4,5 triệu lần Mặt trời.
- Vào năm 1610, Galileo Galile dùng kính viễn vọng qua mình đã lần đầu quan sát được các ngôi sao riêng biệt trong Dải ngân hà.
- Cả dải Ngân hà di chuyển với vận tốc khoảng 600km/s và nó cũng tự quay quanh lõi của mình.
- Hệ mặt trời của chúng ta di chuyển với tốc độ 220 km/s và cần đến 230 triệu năm để hoàn thành một vòng quay quanh lõi Dải ngân hà.
Dải Ngân hà rất rộng lớn. Cho đến nay, các nhà khoa học mới chỉ nghiên cứu được một phần rất rất nhỏ trong nó.
Nguồn: Dải Ngân hà là gì? ; Dải Ngân hà là gì?