Hãy cùng tienichit.com tìm hiểu về Nên mua bộ phát Wifi nào tốt nhất giữa TP-Link, Asus, Tenda.
Internet ngay nay đã và đang góp một phần rất quan trọng với cuộc sống hằng ngày của chúng ta, ngoài vai trò phục vụ cho các nhu cầu giải trí, học tập, tìm kiếm thông tin thì Internet còn được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khác như tài chính (thánh toán trực tuyến Momo,…), giao thông (Grab, Uber, đặt vé online,…), giúp con người ngày càng gần nhau hơn (Facebook, Zalo,….).
Với sự phát triển Internet như hiện nay thì hầu như mỗi gia đình đều có một mạng Internet riêng được cung cấp bởi các nhà mạng như VNPT, FPT, Viettel,… Mặc dù các Modem được cung cấp từ các nhà mạng này cũng hổ trợ khả năng phát Wifi thế nhưng thông thường chúng khá yếu và độ phủ sóng chỉ trong phạm vi vừa hoặc hẹp.
Chính vì vậy mà việc sở hữu một bộ phát Wifi mạnh sẽ giúp tăng sự ổn định và phạm vi kết nối sóng Wifi trong không gian nhà bạn hoặc nơi đang kinh doanh. Vậy làm sao để chọn được bộ phát Wifi nào tốt nhất và mạnh mẽ phù hợp và có độ phủ sóng tốt trong không gian gia đình thì mời bạn cùng tham khảo nội dung mà chúng tôi chia sẻ dưới đây.
Xem thêm bài viết về cách chọn mua bộ mở rộng Wifi nào tốt nhất hiện nay mà mình đã tổng hợp trong thời gian gần đây.
Mục Lục
Top các bộ phát Wifi – Router Wifi tốt nhất hiện nay
Wifi Mesh TP-Link Deco M4 AC1200 MU-MIMO
Bộ Phát Wifi Mesh TP-Link Deco M4 AC1200 MU-MIMO (3-pack) là thiết bị có thể giúp phủ sóng toàn bộ ngôi nhà bạn với sóng mạnh mẽ lên tới 5.500 feet vuông khi sử dụng (3 gói).
Deco M4 là cách hiệu quả và tốt nhất để đảm bảo tín hiệu Wifi mạnh ở mọi góc ngách trong căn phòng nhà bạn. Các kết nối không dây và đường truyền Ethernet được tùy chọn phối hợp cùng nhau liên kết với các đơn vị Deco giúp phủ sóng nhanh và liền mạch hơn.
Sản phẩm cho tốc độ tối ưu và nhanh hơn đến 3 lần so với các bộ phát wifi thế hệ trước nhờ sử dụng công nghệ 802.11ac, có thể giúp Deco có khả năng kết nối lên đến 100 thiết bị mà không bị lag.
Thông số kỹ thuật:
- Bộ xử lý: CPU Qualcomm
- Giao diện: 2 cổng Ethernet Gigabit (tự động nhận biết mạng LAN / LAN) trên mỗi đơn vị Deco
- Nút: 1 Nút đặt lại ở mặt dưới
- Loại ăng ten: 2 ăng ten băng tần kép bên trong cho mỗi đơn vị Deco
Lên đầu trang ↑
Wifi Router Chuẩn N 300Mbps Tenda N301
Tenda N301 – Router Chuẩn N Không Dây Tốc Độ 300Mbps có thiết kế nhỏ gọn với vóc dáng rất hiện đại và được trang bị nhiều chuẩn Wifi khác nhau, bao gồm B/G/N nên phù hợp với rất nhiều đối tượng sử dụng.
Sản phẩm có thể được sử dụng để thiết lập mạng lưới Inernet không dây có tốc độ lên đến 300Mbps và phạm vị phủ sóng rất rộng và ổn định. Chắc chắn đây là thiết bị rất phù hợp để sử dụng cho các toàn nhà, văn phòng,…
Thông số kỹ thuật:
- Thương hiệu: Tenda
- Nơi sản xuất: Trung Quốc
- Loại sản phẩm: Router wifi
- Loại anten: 2 awngten rời
Lên đầu trang ↑
TP-Link TL-WR841N – Chuẩn N Tốc Độ 300Mbps
TP-Link TL-WR841N là Router Wifi Chuẩn N Tốc Độ 300Mbps với tốc độ kết nối chuẩn N cho phép bạn hạn chế tối đa tín hiệu khi truyền đi qua các vật chắn trong căn phòng hoặc căn hộ lớn, thậm chí là ở những khu vực có bê tông. Thiết bị có thể dễ dàng giúp bạn bắt sóng Wifi được ở khoảng cách khá xa mà ở các thiết bị chuẩn 11G trước đây không thể nào làm được.
Thống số cơ bản:
- Tần số: chuẩn IEEE 802.11n, IEEE 802.11g, IEEE 802.11b với 2.4 – 2.4835GHz
- Cổng: 4 cổng LAN 10/100Mbps và 1 cổng WAN 10/100Mbps
- Ăng ten: 5dBi*2 ăng ten đẳng hướng cố định
- Bảo mật không dây: 64/128/152-bit WEP / WPA / WPA2,WPA-PSK / WPA2-PSK
Lên đầu trang ↑
Wifi Router Chuẩn N 300Mbps Tenda F3
Tenda F3 – Router Chuẩn N Không Dây Tốc Độ 300Mbps là bộ phát Wifi với 3 ăng ten cho tốc độ truyền tải dữ liệu lên với tốc độ đến 300Mbps, sản phẩm có thiết kế với gram màu trắng khá sang trọng, hiện đại nên phù hợp lắp đặt ở mọi vị trí trong căn phòng hoặc nơi kinh doanh của bạn.
Thông số cơ bản:
- Tần số: Chuẩn N với tốc độ 300M, chuẩn 3T3R băng tần 2.4GHz.
- Cổng: 3 cổng LAN tốc độ 10/100Mbps và 1 cổng WAN tốc độ 10/100Mbps.
- Ăng ten: 3 Ăng-ten 5 dBi sóng
- Bảo mật không dây: WEP/WPA/WPA-2
Lên đầu trang ↑
TP-Link Archer C20 – Router Băng Tần Kép Không Dây AC750
TP-LINK Archer C20 – Router Băng Tần Kép Không Dây AC750 được hổ trợ chuẩn Wifi thế hệ mới nhất là 802.11ac, tương thích với 802.11n nhưng khả năng cung cấp tốc độ nhanh hơn chuẩn N đến 3lần.
Với khả năng hoạt động mạnh mẽ, bảo mật an toàn thì 802.11ac là giải pháp tối ưu cho việc sử dụng Wifi cho các nhu cầu giải trí tại nhà, giúp giải quyết được các vấn đề thường gặp liên quan đến Wifi khi sử dụng trên nhiều thiết bị.
Thông số cơ bản:
- Tần số: chuẩn IEEE 802.11ac/n/a 5GHz, IEEE 802.11b/g/n 2.4GHz với tần số 2.4GHz và 5GHz
- Cổng: 4 cổng LAN 10/100Mbps, 1 cổng WAN 10/100Mbps và 1 cổng USB 2.0
- Ăng ten: 2 ăng ten băng tần kép cố định
- Bảo mật không dây: Mã hóa WEP 64/128-bit,WPA / WPA2,WPA-PSK/ WPA2-PSK
Lên đầu trang ↑
Linksys E1700 – Router Wifi Chuẩn N 300Mbps
Linksys E1700 – Router Wifi Chuẩn N 300Mbps được trang bị công nghệ Wifi chuẩn N cho phép chuyền nhanh hơn đến 3 lần về tốc độ cũng như 5 lần về khoảng cách. Với 2 ăng ten rời cùng với đường truyền 2.4GHz nên bạn có thể dễ dàng thiết lập một kết nối Internet tốc độ cao khi muốn chia sẻ tập tin, âm nhạc, hình ảnh, máy in hoặc giữa nhiều máy tính với nhau.
Thông số cơ bản:
- Tần số: chuẩn IEEE 802.11b/g/n có ần số 2.4GHz, tốc độ 300 Mbps
- Cổng: 4 cổng Gigabit LAN nhanh hơn 10 lần so với cổng Ethernet tiêu chuẩn.
- Ăng ten: 2 anten rời
- Bảo mật không dây: WEP, WPA, WPA2 128bits, tường lửa, VLAN B27
Lên đầu trang ↑
Router Gigabit Wi-Fi Băng Tần Kép AC1750 TP-Link Archer C7
Router Gigabit Wi-Fi Băng Tần Kép AC1750 TP-Link Archer C7 hoạt động ở cả 2 băng tần là 2.4GHz và 5GHz nên sẽ luôn đảm bảo tín hiệu cũng như mức ổn định của sóng Wifi. Với những công việc đơn giản như xử lý Email, truy cập Web sẽ được xử lý ở băng tần 2.4GHz còn với những công việc khá đòi hỏi độ phản hồi nhanh như chơi game hoặc xem các video HD sẽ được xử lý ở băng tần 5GHz trong cùng một lúc.
Hơn nữa, một cổng WAN Gigabit và 4 cổng LAN Gigabit có thể cho ra tốc độ nhanh hơn đến 10 lần so với cổng có chuẩn Ethernet.
Thông số cơ bản:
- Tần số: chuẩn IEEE 802.11ac/n/a 5GHz, IEEE 802.11b/g/n 2.4GHz với tốc độ truyền: 5GHz: Up to 1300Mbps, 2.4GHz: Up to 450Mbps
- Cổng: 4 cổng LAN 10/100/1000Mbps, 1 cổng WAN 10/100/1000Mbps, 2 cổng USB 2.0
- Ăng ten: 3 ăng ten ngoài (5dBi)
- Bảo mật không dây: 64/128-bit WEP, WPA/WPA2, WPA-PSK/WPA-PSK2 encryption
Lên đầu trang ↑
Router Wifi Asus RT-AC1300UHP Băng Tần Kép
Router Wifi Asus RT-AC1300UHP Băng Tần Kép cũng hổ trợ cả 2 dãy băng tần là 5GHz và 2,4GHz nên chó phép bạn chơi game đòi hỏi có Wifi tốt và ổn định. Tương tư như AC1750 TP-Link Archer C7, sản phẩm cũng sẽ phân bổ một cách thông minh giữa 2 băng tần nhằm hổ trợ công việc cũng như nhu cầu giải trí được tối ưu nhất.
Thông số cơ bản:
- Tần số: chuẩn IEEE 802.11a, IEEE 802.11b, IEEE 802.11g, IEEE 802.11n, IEEE 802.11ac, IPv4, IPv6 kvới tần số 2.4G GHz, 5 GHz
- Cổng: 1 x RJ45 cho 10/100/1000 BaseT cho mạng WAN, 4 x RJ45 cho 10/100/1000 BaseT cho mạng LAN USB 3.0 x 1
- Ăng ten: Gắn Ngoài ăng-ten x 4
- Bảo mật không dây: Chuẩn WEP 64-bit, WEP 128-bit, WPA2-PSK, WPA-PSK, WPA-Enterprise , WPA2-Doanh nghiệp, WPS hỗ trợ
Lên đầu trang ↑
Kinh nghiệm chọn mua bộ phát Wifi tốt nhất
1. Wifi là gì?
Wifi là gì? Wifi có tên đầy đủ là Wireless Fidelity, nghĩa là tín hiệu được truyền đi thông qua sóng vô tuyến, loại sóng này gần giống như sóng truyền hình, sóng radio hoặc sóng điện thoại.
Sóng Wifi sẽ được phát thông qua các thiết bị như Modem hoặc Router và các thiết bị công nghệ như Laptop, Macbook, Smartphone, Tablet đều được trang bị phần cứng giúp chuyển đổi tín hiệu vô tuyến này thành Internet.
Xem thêm bài viết khá hữu ích trong quá trình sử dụng thiết bị phát sóng Wifi đó là làm sao đổi mật khẩu Wifi khi có quá nhiều người biết đến mật khẩu Wifi của nhà, gia đình, công ty bạn.
2. Phân biệt giữa Modem và Router
Mỗi khi bạn quyết định mua một “cục phát Wifi” chắc hẳn cũng sẽ băn khoăn khá nhiều như mình lần đầu tìm hiểu về nó vậy. Sẽ có hàng tá câu hỏi cũng như rất nhiều thông tin mà bạn phải chọn lọc ra thông qua Google, chẳn hạn như Modem là gì? Router là gì? Rồi thêm Access Point (AP) là cái quái gì?,…
Để giúp bạn có thể dễ dàng phần biệt hơn giữa các thiết bị này cũng như nắm được nhu cầu của mình là gì để chọn mua thiết bị phù hợp, hãy cùng mình tham khảo tiếp phần nội dung dưới đây.
Trước tiên, bạn có thể tham khảo nhanh mô hình mạng nội bộ dưới đây mà sau khi xem các thông tin phía dưới sẽ giúp bạn hiểu hơn về Modem, Router.
Modem là gì?
Theo Wikipedia, Modem có tên đầy đủ là Modulator And Demodulator có thể được hiểu là thiết bị để mã hoá và giải mã tín hiệu tương tự (analog) thành tín hiệu số (digital) và ngược lại. Các loại Modem ngày nay chủ yếu được sử dụng là modem cáp đồng trục, ADSL và cáp quang.
Modem là thiết bị giúp sự giao tiếp giữa nhà mạng cung cấp Internet (ISP) thông qua hệ thống cáp nối đồng trục, cáp quang từ trạm cung cấp Internet đến nơi bạn sinh sống. Nó có vài trò chuyển đổi các gói dữ liệu cho ISP cung cấp thành tín hiệu Internet cho Router hoặc những thiết bị khác.
Router là gì?
Router, còn được gọi là bộ định tuyến với chức năng chính là liên kết giữa hai hoặc nhiều mạng với nhau và đồng thời hổ trợ sự chuyển đổi các gói dữ liệu giữa chúng. Thiết bị Wireless Router cũng có chức năng kết nối các máy tính PC, Laptop thành một Network, tương tự như Access Point.
Router này thường có khá nhiều cổng Ethernet ( hay còn gọi là cổng LAN) giúp người dùng có thể kết nối nhiều thiết bị lại với nhau thông qua mạng có dây hoặc không dây.
Các bộ định tuyến ngày nay thường được trang bị một hoặc nhiều ăng ten, một số người thường gọi là “râu” cho phép bạn có thể điều chỉnh được để cải thiện chất lượng Wifi khi cần.
Tuy nhiên, nếu thiết bị chỉ là một Router (không phải là loại 2-trong-1) thì bạn không thể sử dụng nó để kết nối được với Internet. Bộ định tuyến Router chỉ có thể kết nối với Internet bằng cách nối với cáp Ethernet từ một Modem.
Thiết bị kết hợp Modem và Router (2-trong-1)
Ngày nay, các nhà cung cấp mang Internet (ISP) tại Việt Nam đều có hổ trợ thiết bị kết hợp Modem và Router 2-trong-1 này, nó thực hiện cả chức năng chuyển đổi tín hiệu tương tự analog thành tín hiệu số digital, tên đầy đủ của thiết bị này là modem router song tại Việt Nam, tuy nhiên mọi người lại hay gọi tắt là Modem.
3. Phân biệt các thông số của bộ phát Wifi hiện nay
Bộ phát Wifi
Còn gọi là Router Wifi là thiết bị sẽ tạo ra một mạng Wifi sử dụng cho nhiều thiết bị khác nhau. Đặc điểm của thiết bị này thường có khá nhiều cổng Ethernet (hay còn gọi là cổng LAN) dùng để kết nối với các thiết bị khác như máy tính Laptop, PC, Smart TV thông qua cáp mạng. Các Router này sẽ cần nhận dữ liệu Internet từ Modem và mỗi loại router sẽ có một địa chi IP công khai duy nhất trên Internet.
Modem
Modem (là từ viết tắt của modulator and demodulator) là một thiết bị giúp chuyển đổi tín hiệu gần giống như analog từ các nhà cung cấp mạng – ISP như Viettel, VNPT, FPT,… thành tín hiệu số – digital và ngược lại. Các thiết bị Modem thường được dùng là modem cáp đồng trục, ADSL và cáp quang.
Trên các Modem này thường được trang bị cổng kết nối Ethernet cho phép truyền tải dữ liệu Internet với Router hoặc thiết bị như máy tính bàn, Laptop, Smart TV, Android TV Box,….Với Modem Wifi thì chúng sẽ được trang bị thêm khả năng phát sóng Wifi giúp các thiết bị như điện thoại, máy tính bản có thể dễ dàng kết nối Internet. Tuy nhiên, thông thường sóng Wifi được phát từ các thiết bị này khá yếu và phạm vi phát khá hẹp.
Bộ mở rộng sóng Wifi
Bộ mở rộng sóng Wifi, hay còn gọi là bộ khuyếch đại sóng Wifi, bộ kích sóng Wifi là thiết bị nhận sóng Wifi từ Modem hoặc Router sau đó phát lại thành sóng Wifi khác gúp mở rộng vùng phát sóng của Wifi gốc. Thiết bị này khá phù hợp với những trường hợp khá đi dây mạng hoặc cần tính thẫm mỹ cho căn phòng, nơi kinh doanh.
Wifi 3G/4G
Wifi 3G/4G, còn có tên gọi khác là Wifi di động, Wifi ô tô, Wifi từ sim 3G/4G,… là thiết bị phát sóng Wifi từ Internet 3G/4G của sim điện thoại để giúp các thiết bị khác có thể kết nối vào mạng Internet. Ngay nay, bạn có thể dễ dàng thấy thiết bị này ở các xe liên tỉnh, taxi nhằm phục vụ cho nhu cầu sử dụng Internet của khách hàng. Ở một vài thiết bị Wifi di động thì chúng còn được hổ trợ thêm tính năng như pin dự phòng cho điện thoại, máy tính bảng rất tiện lợi.
4. Số râu và tốc độ truyền dữ liệu Wifi
Ở các thiết bị phát Wifi sẽ có số râu (angten) và tốc độ truyền dữ liệu khác nhau, để có thể chọn cho mình một thiết bị phù hợp thì bạn có thể tham khảo lại nội dung mà chúng tôi đã chia sẻ trong bài viết về các bộ kích sóng Wifi tốt nhất tại đây.
Lưu ý: Khi mua bộ phát Wifi về thì bạn cần phải cấu hình như đặt tên và mật khẩu cho Wifi, việc cấu hình này không quá khó và bạn hoàn toàn có thể thực hiện được thông qua sách, giấy hướng dẫn được kèm theo trong hộp của sản phẩm. Trong một vài trường hợp, bạn cần bấm thêm dây mạng thì có thể xem lại bài viết mà chúng tôi đã chia sẻ tại đây.
Ngoài ra, để cho sóng Wifi có thể được phủ trong không gian sử dụng, cụ thể là gia đình, cafe, công ty,… bạn có thể tham khảo bài viết về cách đặt bộ phát wifi cho sóng mạnh và khỏe nhất mà mình đã từng chia sẻ trong bài viết trước đây.
Lên đầu trang ↑
Lời kết
Hy vọng với bài viết này sẽ giúp ích được bạn trong việc lựa chọn một bộ phát Wifi phù hợp với nhu cầu hiện tại cũng như chi phí đầu tư cho các hệ thống mạng Wifi cho gia đình, cửa hàng. Nếu có thắc mắc nào khác liên quan đến việc chọn mua thiết bị này, đừng quên để lại bình luận của bạn trong phần dưới đây nhé!
Chúc bạn thành công!
Từ khóa: Nên mua bộ phát Wifi nào tốt nhất giữa TP-Link, Asus, Tenda ; Nên mua bộ phát Wifi nào tốt nhất giữa TP-Link, Asus, Tenda ; Nên mua bộ phát Wifi nào tốt nhất giữa TP-Link, Asus, Tenda